Trong xã hội của người viết từ xưa tới này vẫn có những quan
niếm có 3 điều quan trọng nhất trong đời ngưới đó là
“Tậu trâu cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Cưới hỏi là một nghi lễ đậm phong vị phong
tục từng vùng miền mỗi địa phương, mỗi dân tộc ở Việt nam có những đặc thù khác
nhau. Phần lớn các đám cưới cổ của người Việt
thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là “Thọ mai gia lễ – cuốn sách dạy người ta những việc về
quan, hôn, tang, tế. Do vấn đề địa lý, phong tục và hoàn cảnh tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới)
được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền
thống cũng gồm các thủ tục, các bước chính là: kén chọn, giạm ngõ (chạm mặt), hỏi,
cưới, lại mặt và nộp cheo.
- Kén chọn: Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha
mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén
rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc
xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào,
có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có “Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống”
cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn.
- Lễ
giạm ngõ hay chạm mặt: Đó là lần đầu
tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được
“ con dâu” tương lai. Nếu
sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến
hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được
thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.
- Lễ ăn hỏi: Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái
đã thống nhất được với nhau về mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào “ngày lành
tháng tốt” sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có
khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ
thì lễ này là lễ “ngã giá” người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức
là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với
nhà trai. Thường là trang sức cưới - một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một chiếc nhẫn,
kiềng đeo cổ, lắc đeo tay,
chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới
và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc,... cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới. Thông thường nhà
trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu.
- Lễ cưới: Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai
thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả
hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một
đoàn gồm một người có tuổi (45-50), “con cái đông đàn dài lũ” còn đủ vợ chồng
(song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói, đối đáp, làm trưởng
đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn “tân” (chưa vợ) gọi là phù
rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón dâu bị
trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục
chǎng dây, đóng cổng). ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Sau khi đã vào đến sân
nhà gái đoàn đi đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu,
uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có “người” xin
dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng
ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi chiều.
Đoàn về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế
tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau
cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một
cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối
không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi,
nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa…
- Lễ lại mặt: Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về
nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ
chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện
chàng trai.
- Lễ nộp cheo: là
một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này
thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao,
chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật
liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như
đình, điếm, đường làng, chùa cổng… là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không
thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu:
“Có cưới mà chẳng có cheo
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh”
Đó là tục lệ cưới
xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn,
rất nhiều thủ tục cũ đã được lược bỏ và ngăn gọn hơn để tạo điều kiện thuận lợi
cho lối sống iện đại ngày nay. Đám cưới ngày nay thì đôi nhẫn cưới và trang sức
cưới thì hâu như không thể thiếu được trong đám cưới. Vì thể Trang sức ngọc sơn
có những dịch vụ tốt nhất để cung cấp và thiết kế những mẫu nhẫn cưới và trang
sức cưới mới nhất cho các cặp đôi vợ chồng trẻ